ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý Chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Việc áp dụng và được chứng nhận theo ISO 9001:2015 đối với một doanh nghiệp đảm bảo đơn vị đó có Hệ thống quản lý tốt về Chất lượng sản phẩm, dịch vụ
I. ISO 9001 LÀ GÌ?
1. ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý Chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Việc áp dụng và được chứng nhận theo ISO 9001:2015 đối với một doanh nghiệp đảm bảo đơn vị đó có Hệ thống quản lý tốt về Chất lượng sản phẩm, dịch vụ và có khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu.
2. Tiêu chuẩn HTQLCL theo ISO 9001:2015 cung cấp khuôn khổ đầy đủ cho một Hệ thống quản lý Chất lượng, bao gồm:
– Cam kết và triển khai Chính sách Chất lượng,
– Phân tích bối cảnh tổ chức, các rủi ro và cơ hội, và phát triển các biện pháp kiểm soát nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng, nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý, và cải tiến liên tục,
– Kiểm soát Chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong suốt các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
– Phòng ngừa các rủi ro về chất lượng thông qua kiểm soát các hoạt động nghiên cứu phát triển, hoạch định sản xuất và cung cấp dịch vụ, chăm sóc khách hàng, mua hàng và kiểm tra, thử nghiệm,
– Kiểm soát các sản phẩm/đầu ra không phù hợp và thực hiện hành động khắc phục,
– Hoạch định trách nhiệm, quyền hạn, cơ cấu và đảm bảo năng lực nhân sự, năng lực của hệ thống thiết bị, cơ sở hạ tầng và môi trường cần thiết quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ,
– Trao đổi thông tin, kiểm soát tài liệu và hồ sơ, đánh giá nội bộ và xem xét hệ thống quản lý.
3. Cùng với quá trình thực hiện các cam kết theo lộ trình hội nhật quốc tế, đặc biệt là Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế Asean và các hiệp định thương mại tự do khác, việc cam kết cùng với khả năng đảm bảo và cải tiến chất lượng sản phẩm theo ISO 9001:2015 trở thành điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh về năng suất và chất lượng.
II. TỔ CHỨC NÀO CÓ THỂ ÁP DỤNG ISO 9001
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không phân biệt quy mô.
III. LỢI ÍCH ÁP DỤNG ISO 9001
– Một doanh nghiệp áp dụng Hệ thống quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 sẽ cung cấp niềm tin rằng đơn vị đó có Hệ thống quản lý tốt về Chất lượng sản phẩm, dịch vụ và có khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu.
– Việc được chứng nhận theo ISO 9001:2015 cũng tạo điều kiện điều kiện vượt qua các rào cản kỹ thuật và dễ dàng cho tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu hay việc xuất khẩu sang các thị tường khó tính trên thế giới. Bên cạnh đó, việc áp dụng ISO 9001:2015 còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
– Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý Chất lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp,
– Giảm tối đa các nguy cơ và các chi phí giải quyết các vụ bồi thường sự cố Chất lượng, các khoản phạt vi phạm pháp luật về Chất lượng,
– Tăng cường uy tín, sự tin cậy, hài lòng, tin tưởng của khách hàng và bên quan tâm đối với sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của doanh nghiệp,
– Cải thiện hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm sai lỗi, lãng phí,
– Tạo khuôn khổ nền tảng cho việc triển khai và tích hợp các Hệ thống quản lý khác như quản lý môi trường, An toàn sức khỏe nghề nghiệp, Quản lý năng lượng, An toàn thực phẩm, …
IV. CÁC GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISO 9001
Bước tư vấn |
Nội dung |
|
Hướng dẫn thành lập, phân công trách nhiệm Nhóm dự án ISO 9000 và truyền thông nội bộ/bên ngoài về dự án để chuẩn bị cam kết, tâm lý và nhận thức. |
Khảo sát thực trạng hoạt động quản lý Chất lượng để xác định bối cảnh, nhu cầu quản trị nội bộ và những điểm yếu so với:
-
Đặc điểm về đặc tính Chất lượng của sản phẩm/dịch vụ và quy trình hoạt động hiện tại,
-
Các rủi ro và cơ hội chính cho hoạt động Chất lượng,
-
Các biện pháp kiểm soát hiện hành và hiệu lực của các biện pháp kiểm soát.
|
Đề xuất và thảo luận mô hình HTQLCL, những bổ sung/thay đổi cần thiết Quản lý chất lượng và Kế hoạch chi tiết triển khai dự án. |
Hướng dẫn về nhận thức, diễn giải yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cho thành viên Nhóm dự án và cán bộ quản lý. |
Hướng dẫn phân tích bối cảnh, quá trình, rủi ro và cơ hội, và phát triển các biện pháp kiểm soát và các tài liệu khác theo yêu cầu của tiêu chuẩn và nhu cầu quản trị nội bộ về Chất lượng. |
Hướng dẫn huấn luyện và chỉ dẫn vận hành theo các yêu cầu của HTQLCL; Giám sát áp dụng và xử lý các phản hồi để cải tiến. |
Đào tạo các đánh giá viên nội bộ và hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện hoạt động đánh giá nội bộ; Hướng dẫn thực hiện xem xét HTQLCL. |
Hướng dẫn chuẩn bị và sẵn sàng cho đánh giá chứng nhận nhận; Hướng dẫn thực hiện các thủ tục khắc phục sau chứng nhận để cấp chứng chỉ. |
Hướng dẫn duy trì đánh giá nội bộ, xem xét hệ thống, rà soát và cải tiến tài liệu, tái đào tạo và đào tạo bổ sung sau chứng nhận. |
V. MỘT SỐ LĨNH VỰC ISO CERT ĐÃ TƯ VẤN ISO 9001
– Sản xuất, gia công cơ khí và chế tạo thiết bị,
– Sản xuất và lắp ráp ô tô, xem máy,
– Sản xuất dây và cáp điện,
– Sản xuất và lắp đặt thang máy,
– Lắp ráp thiết bị điện, điện tử,
– Gia công và lắp đặt kết cấu thép,
– Sản xuất bao bì giấy, nhựa và cao su,
– Chế biến thực phẩm và đồ uống,
– Sản xuất hàng dệt may và giày da,
– Thi công xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,
– Kinh doanh thương mại, phân phối, bán lẻ,
– Cung cấp dịch vụ cảng, giao nhận, vận tải, kho hàng,
– Giáo dục, Khám chữa bệnh và chăm sóc y tế, …